CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THÀNH TRI
TƯ VẤN BÁN HÀNG

0853 928 231

PHÒNG KINH DOANH

0977 348 266

29/06/2021 - 8:34 AMVegito 5345 Lượt xem

Hệ thống đường báo hiệu đường bộ được chia làm 5 nhóm chính theo QCVN 41:2019/BGTVT bao gồm những nhóm biển báo hiệu sau: biển báo cấmbiển báo nguy hiểmbiển báo hiệu lệnhbiển báo chỉ dẫnbiển báo phụ. Ngoài ra còn có hệ thống vạch kẻ đường và biển chỉ dẫn trên đường cao tốc.  

Trong bài viết này hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về nhóm biển báo thứ hai đó là biển báo nguy hiểm các bạn nhé.

 

Tác dụng của biển báo nguy hiểm và cảnh báo

Biển báo nguy hiểm và cảnh báo được dùng để báo cho người tham gia giao thông biết trước tính chất của sự nguy hiểm hoặc các điều cần chú ý phòng ngừa trên tuyến đường. Khi gặp biển báo nguy hiểm và cảnh báo, người tham gia giao thông phải giảm tốc độ đến mức cần thiết, chú ý quan sát và chuẩn bị sẵn sàng xử lý những tình huống có thể xẩy ra để phòng ngừa tai nạn.

Ý nghĩa sử dụng các biển báo nguy hiểm và cảnh báo

Biển báo nguy hiểm và cảnh báo có mã W với tên các biển như sau:

- Biển số W.201 (a,b): Chỗ ngoặt nguy hiểm;

- Biển số W.201 (c,d): Chỗ ngoặt nguy hiểm có nguy cơ lật xe;

- Biển số W.202 (a,b): Nhiều chỗ ngoặt nguy hiểm liên tiếp;

- Biển số W.203 (a,b,c): Đường bị thu hẹp;

- Biển số W.204: Đường hai chiều;

- Biển số W.205 (a,b,c,d,e): Đường giao nhau;

Biển báo nguy hiểm

Biển báo nguy hiểm (từ biển W.201a đến biển W.205e)

- Biển số W.206: Giao nhau chạy theo vòng xuyến;

- Biển số W.207 (a, b, c, d, e, f, g, h, i, k, l): Giao nhau với đường không ưu tiên (đường nhánh);

- Biển số W.208: Giao nhau với đường ưu tiên (đường chính);

- Biển số W.209: Giao nhau có tín hiệu đèn;

- Biển số W.210: Giao nhau với đường sắt có rào chắn;

- Biển số W.211a: Giao nhau với đường sắt không có rào chắn;

Biển báo nguy hiểm

Biển báo nguy hiểm (từ biển W.206 đến W.211a)

- Biển số W.211b: Giao nhau với đường tàu điện;

- Biển số W.212: Cầu hẹp;

- Biển số W.213: Cầu tạm;

- Biển số W.214: Cầu quay - Cầu cất;

- Biển số W.215a: Kè, vực sâu phía trước;

- Biển số W.215 (b,c): Kè, vực sâu bên đường phía bên phải; Kè, vực sâu bên đường phía bên trái;

- Biển số W.216a: Đường ngầm;

- Biển số W.216b: Đường ngầm có nguy cơ lũ quét;

- Biển số W.217: Bến phà;

- Biển số W.218: Cửa chui;

- Biển số W.219: Dốc xuống nguy hiểm;

- Biển số W.220: Dốc lên nguy hiểm;

- Biển số W.221a: Đường lồi lõm;

- Biển số W.221b: Đường có gồ giảm tốc;

Biển báo nguy hiểm

Biển báo nguy hiểm (từ biển W.211b đến biển W.221b)

- Biển số W.222a: Đường trơn;

- Biển số W.222b: Lề đường nguy hiểm;

- Biển số W.223 (a,b): Vách núi nguy hiểm;

- Biển số W.224: Đường người đi bộ cắt ngang;

- Biển số W.225: Trẻ em;

- Biển số W.226: Đường người đi xe đạp cắt ngang;

- Biển số W.227: Công trường;

- Biển số W.228 (a,b): Đá lở;

- Biển số W.228c: Sỏi đá bắn lên;

- Biển số W.228d: Nền đường yếu;

- Biển số W.229: Dải máy bay lên xuống;

- Biển số W.230: Gia súc;

- Biển số W.231: Thú rừng vượt qua đường;

Biển báo nguy hiểm

Biển báo nguy hiểm (từ biển W.222a đến biển W.231)

- Biển số W.232: Gió ngang;

- Biển số W.233: Nguy hiểm khác;

- Biển số W.234: Giao nhau với đường hai chiều;

- Biển số W.235: Đường đôi;

- Biển số W.236: Kết thúc đường đôi;

- Biển số W.237: Cầu vồng;

- Biển số W.238: Đường cao tốc phía trước;

- Biển số W.239a: Đường cáp điện ở phía trên; Biển số W.239b: Chiều cao tĩnh không thực tế;

- Biển số W.240: Đường hầm;

- Biển số W.241: Ùn tắc giao thông;

- Biển số W.242 (a,b): Nơi đường sắt giao vuông góc với đường bộ;

- Biển số W.243 (a,b,c): Nơi đường sắt giao không vuông góc với đường bộ;

- Biển số W.244: Đoạn đường hay xảy ra tai nạn;

Biển báo nguy hiểm

Biển báo nguy hiểm (từ biển W.232 đến biển W.244)

- Biển số W.245 (a,b): Đi chậm (a), Đi chậm có chỉ dẫn tiếng Anh (b);

- Biển số W.246 (a,b,c): Chú ý chướng ngại vật;

- Biển số W.247: Chú ý xe đỗ.

Biển báo nguy hiểm

Biển báo nguy hiểm (từ biển W.243a đến biển W.247)

Ý nghĩa sử dụng từng biển báo nguy hiểm được giải thích chi tiết ở Phụ lục C của QCVN 41:2019/BGTVT trang 101. Để biết thêm thông tin chi tiết và cụ thể các bạn có thể đọc thêm quy chuẩn nhé.

 

Kích thước, hình dạng và màu sắc của biển báo nguy hiểm

Biển báo nguy hiểm hoặc cảnh báo chủ yếu có hình tam giác đều, ba đỉnh lượn tròn; một cạnh nằm ngang, đỉnh tương ứng hướng lên trên, trừ biển số W.208 "Giao nhau với đường ưu tiên" thì đỉnh tương ứng hướng xuống dưới.

Biển báo nguy hiểm

Bộ biển báo nguy hiểm bao gồm cả trụ

Kích thước cụ thể của hình vẽ và màu sắc được quy định chi tiết ở Phụ lục C và Điều 16 và Điều 17 của Quy chuẩn, để biết thêm thông tin mời các bạn tham khảo thêm trong Quy chuẩn bởi trong bài viết này không đủ để giới thiệu toàn bộ nội dung chi tiết.

XEM THÊM BIỆN PHÁP THI CÔNG:
 

Vị trí đặt biển báo nguy hiểm và cảnh báo theo chiều đi và hiệu lực tác dụng của biển

Biển báo nguy hiểm và cảnh báo được đặt trước nơi định báo một khoảng cách phù hợp với phương tiện tham gia giao thông và thực tế hiện trường đảm bảo dễ quan sát, không ảnh hưởng tới tầm nhìn.

Khoảng cách từ biển đến nơi định báo nên thống nhất trên cả đoạn đường có tốc độ trung bình xe như nhau. Trường hợp đặc biệt cần thiết, có thể đặt biển xa hoặc gần hơn, cần thiết có thêm biển phụ số S.502 "Khoảng cách đến đối tượng báo hiệu".

Biển số W.208 “Giao nhau với đường ưu tiên”: trong khu đông dân cư đặt trực tiếp trước vị trí giao nhau với đường ưu tiên, ngoài khu đông dân cư thì tùy theo khoảng cách đặt xa hay gần vị trí giao nhau với đường ưu tiên mà có thêm biển phụ số S.502.

Biển báo nguy hiểm

Khung gồm các biển cảnh báo nguy hiểm và chỉ dẫn

Mỗi kiểu biển báo báo một yếu tố nguy hiểm có thể xảy ra ở một vị trí hoặc một đoạn đường.

Nếu yếu tố nguy hiểm xảy ra trên một đoạn đường, đặt biển phụ số S.501 "Phạm vi tác dụng của biển" để chỉ rõ chiều dài đoạn đường nguy hiểm bên dưới các biển số W.202 (a,b), W.219, W.220, W.221a, W.225, W.228, W.231, W.232.

Nếu chiều dài có cùng yếu tố nguy hiểm lớn thì đặt biển nhắc lại kèm biển phụ số S.501 ghi chiều dài yếu tố nguy hiểm còn lại tiếp đó.

Hạn chế sử dụng biển báo nguy hiểm và cảnh báo tràn lan nếu các tính chất không thực sự gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông.

Biển báo nguy hiểm

Biển báo nguy hiểm cấm lửa

Trong phạm vi những đoạn đường hạn chế tốc độ:

Trường hợp chỗ ngoặt nguy hiểm đã có biển hạn chế tốc độ tối đa nhỏ hơn hoặc bằng 40 km/h thì không phải đặt biển báo chỗ ngoặt nguy hiểm (biển số W.201 (a,b) và biển số W.202 (a,b);

Trường hợp đường xấu, trơn, không bằng phẳng, nếu đã đặt biển hạn chế tốc độ tối đa dưới 50 km/h thì không phải đặt biển báo về đường không bằng phẳng, đường trơn (biển số W.221 (a,b) và biển số W.222a);

Đường trong khu đông dân cư, tốc độ xe đi chậm, liên tục có đường giao nhau tại ngã ba, ngã tư thì không nhất thiết đặt biển số W.205 (a, b, c, d, e) "Đường giao nhau".

Biển báo nguy hiểm

Biển cảnh báo nguy hiểm đi chậm

Tại các nơi đường được ưu tiên giao với các đường khác mà không được xem là nơi đường giao nhau theo quy định của Quy chuẩn này thì không cần đặt các biển W.207, W.208. Tuy nhiên, có thể sử dụng các biển này hoặc sử dụng vạch sơn kiểu mắt võng khi thấy cần thiết.

XEM THÊM VỀ BÁO GIÁ SẢN PHẨM:

  1. Báo giá hộ lan tôn sóng mới nhất
  2. Báo giá biển báo giao thông mới nhất
  3. Báo giá khe co giãn các loại mới nhất
  4. Báo giá lan can cầu đường mạ kẽm mới nhất
 

Đơn vị cung cấp và vận chuyển biển báo cấm toàn quốc

Công ty Thành Tri là đơn vị cung cấp, sản xuất, thi công, lắp đặt thiết bị an toàn giao thông như: biển báo giao thônghộ lan tôn sóng (hộ lan mềm), lan can cầu đườngkhe co giãntrụ đảo giao thông vòng xuyếngương cầu lồiđinh phản quangcọc tiêu chóp nón…chất lượng, uy tín, giá rẻ hàng đầu tại Việt Nam.

Chúng tôi là đơn vị cung cấp sản phẩm cho nhiều dự án, nhiều công trình lớn nhỏ trên khắp mọi miền tổ quốc. Nếu quý công ty, quý khách hàng có nhu cầu tìm kiếm một đơn vị, một đối tác có thể đồng hành và gắn bó lâu dài thì hãy nhấc máy lên và gọi hoặc zalo cho số hotline: 0977.348.266 để được hỗ trợ tư vấn miễn phí 24/7.

Biển báo nguy hiểm

Bộ biển cảnh báo nguy hiểm gồm biển đi chậm đường hẹp và công trường thi công

Khu vực miền bắc bao gồm các tỉnh thành như: Hà NộiHải PhòngHải DươngHà NamBắc NinhNam ĐịnhNinh BìnhHưng YênThái BìnhVĩnh PhúcLào CaiYên BáiĐiện BiênHòa BìnhLai ChâuSơn LaHà GiangCao BằngBắc KạnLạng SơnTuyên QuangThái NguyênPhú ThọBắc GiangQuảng Ninh.

Khu vực miền trung bao gồm các tỉnh thành như: Thanh HóaNghệ AnHà TĩnhQuảng BìnhQuảng TrịHuếĐà NẵngQuảng NamQuảng NgãiBình ĐịnhPhú YênKhánh HòaNinh ThuậnBình Thuận.

Khu vực Tây Nguyên bao gồm các tỉnh thành như: Kon TumGia LaiĐắk LắkĐắk NôngLâm Đồng.

Khu vực miền nam và các tỉnh miền Tây bao gồm các tỉnh thành sau: Bình PhướcBình DươngĐồng NaiTây NinhBà Rịa-Vũng TàuTP Hồ Chí MinhLong AnĐồng ThápTiền GiangAn GiangBến TreVĩnh LongTrà VinhHậu GiangKiên GiangSóc TrăngBạc LiêuCà MauCần Thơ.

Thành Tri với mạng lưới vận tải rộng khắp sẽ đáp ứng mọi nhu cầu vận chuyển của quý khách hàng.

 

Video Hình Ảnh Các Loại Biển Báo Nguy Hiểm Theo QCVN 41:2019

Video Toàn Cảnh Chạy Sóng Hộ Lan Tại Xưởng

CÓ THỂ XEM THÊM:

 

 

Mọi thông tin xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THÀNH TRI

Trụ sở chính: 69/1A đường 494 - Tăng Nhơn Phú A - TP. Thủ Đức - TP. HCM

Văn phòng HN: Số nhà 17 - Tập thể 97 - Ngọc Hồi - Thanh Trì - Hà Nội

VP Tây Nguyên: 53 TL - Ea Tu - TP. Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk

Xưởng SX HCM: 50 Thới Tam Thôn 17 - Tân Chánh Hiệp - Hóc Môn - TP. HCM

Xưởng SX HN: Km1 Phan Trọng Tuệ - Vĩnh Quỳnh - Thanh Trì - Hà Nội

Hotline: 0977.348.266

Gmail: congtythanhtri2024@gmail.com/congtyquynhnga2018@gmail.com

Website: thietbigiaothongthanhtri.com/congtythanhtri.com.vn

Tin liên quan

Chia sẻ bài viết: 



Bình luận:

Danh mục sản phẩm
sản phẩm bán chạy
Biển Báo Cấm
Liên hệ

VỀ CHÚNG TÔI

Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Thành Tri

Mã Số Thuế0318371486

Trụ Sở: 69/1A đường 494, Tăng Nhơn Phú A, TP Thủ Đức, HCM

Hotline: 0977 348 266

Mail: congtythanhtri2024@gmail.com

Website: thietbigiaothongthanhtri.com

Fanpage

Website đang chờ cấp phép Bộ Công Thương

Gọi ngay: 0977348266
messenger icon zalo icon